Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Sự kiện

 Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

 

Nhà sáng chế tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á - Phan Bội Trân đã có buổi giao lưu trò chuyện thân mật và chia sẻ niềm đam mê nghiên cứu khoa học với hơn 300 sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn và Viện Nghiên cứu Châu Á tại Nhà hát Shakespeare house - Fleming Campus ngày 25/10/2014.

Phan Bội Trân là một doanh nhân, kỹ sư cơ khí và là một chuyên gia về sản xuất tàu ngầm người Pháp gốc Việt. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu và chế tạo thành công tàu ngầm. Nguyện vọng và mong muốn lớn nhất của ông chính là đem những gì học được ở nước ngoài về phát triển ngành công nghiệp chế tạo tàu ngầm cho Việt Nam, tăng cường khí tài quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

 

Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Nhà sáng chế tàu ngầm Phan Bội Trân
 
Đến với buổi gặp gỡ và giao lưu với sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) và Viện Nghiên cứu Châu Á (IAS), nhà sáng chế Phan Bội Trân đã dành nhiều lời chia sẻ tâm huyết về chặng đường thực hiện ước mơ của mình. Qua đó, ông cũng không quên gửi gắm đến các bạn trẻ những bài học kinh nghiệm quý báu về cuộc sống, về lòng hăng say lao động, nuôi dưỡng đam mê và nỗ lực vượt khó để thành công.
 

Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Kỹ sư Phan Bội Trân giao lưu cùng sinh viên
 
Về phía các sinh viên, câu chuyện về nhà sáng chế tàu ngầm Phan Bội Trân vốn dĩ đã trở nên quen thuộc từ lâu. Không chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ về tài năng đối với vị kỹ sư, các bạn sinh viên còn bày tỏ lòng yêu mến về cốt cách giản dị cũng như tinh thần nghiên cứu, sáng tạo khoa học hăng say không ngừng của ông.

 

Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

 

Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Sinh viên đặt câu hỏi giao lưu cùng nhà sáng chế
 
Trong buổi giao lưu, chủ đề về sáng tạo tàu ngầm với ước mơ bảo vệ vùng biển chủ quyền đất nước của vị kỹ sư thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bạn sinh viên. Đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề nghiên cứu và chế tạo tàu ngầm nói riêng và sáng tạo khoa học nói chung được các bạn sinh viên gửi đến nhà sáng chế. Kỹ sư Phan Bội Trâm chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui vì các bạn sinh viên ngày nay rất năng động, tự tin và ham tìm tòi, khám phá. Kiến thức học tập ở trường thôi là chưa đủ, vì đó chỉ là 40% góp phần giúp ta thành công, 60% còn lại, chúng ta phải học từ chính cuộc sống, từ trải nghiệm, công việc và học hỏi từ những người thành công đi trước”.

Bằng vốn sống giàu có và tinh thần nhiệt huyết, hăng say, kỹ sư Phan Bội Trân đã truyền đạt đến sinh viên SIU và IAS nhiều kinh nghiệm sống quý báu đồng thời góp phần tiếp thêm sức mạnh cho các bạn trẻ trong nỗ lực thực hiện ước mơ và đam mê của mình.

 

Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

 

Giao lưu với chuyên gia chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Kỹ sư Phan Bội Trân bên sinh viên SIU và IAS

 

Phan Bội Trân tên thật là Phan Bội An, sinh năm 1954 tại Huế. Ông là hậu duệ của danh nhân Phan Bội Châu.
Năm 1974, khi 20 tuổi, ông sang Pháp du học ngành Hóa học, chuyên ngành về Composite và Nhựa kỹ thuật của Trường Đại học Marseille.
Năm 1978, ông tốt nghiệp đại học và làm việc cho công ty Comex của Pháp chuyên làm tàu ngầm và vỏ máy bay trực thăng.
Năm 2006, ông thành lập công ty tại Việt Nam về thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em.
Năm 2010, ông là người Việt Nam đầu tiên chế tạo thành công tàu ngầm mini với chiếc tàu mang tên Yết Kiêu.
Hiện nay, ngoài một doanh nghiệp ở TP HCM đang thương lượng để mua tàu ngầm của ông nhằm hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt cáp ngầm dưới đáy biển, lô hàng đầu tiên của ông đã được xuất sang Malaysia với giá 3.500 USD mỗi chiếc nhằm phục vụ cho du lịch biển. Đối tác Malaysia của ông Trân có thể đặt thêm 50 chiếc nữa với 2 phiên bản chở 1 hoặc 2 người và được trang bị nắp kính để quan sát bên ngoài.
(Theo Wikipedia)

Nguồn IAS