dinh-vi-thuong-hieu-startup-thoi-dai-4-0
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA STARTUP TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Ước tính mỗi năm tại riêng Việt Nam có hơn 100 nghìn công ty mới được thành lập, chỉ tính trong 7 tháng đầu tiên của năm 2019, số lượng công ty thành lập mới đã lên con số 79 nghìn.

Tuy nhiên, số lượng công ty phá sản (giải thể) trong từng năm cũng chiếm con số gần như tương đương. Điều này cho thấy, việc thành lập & duy trì bền vững doanh nghiệp (công ty) là hai việc khác nhau rất nhiều.

Để công ty có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, sau đó giữ vững mối quan hệ, xây dựng cộng đồng người dùng và “ghi ấn” thương hiệu vào tiềm thức khách hàng không phải là điều dễ dàng có thể hoàn thành trong thời gian ngắn.

 

 

Mỗi công ty startup bước đầu luôn gặp không ít khó khăn từ việc lựa chọn ngành hàng, sản phẩm, hoạch định nguồn vốn/nhân lực, cho đến xây dựng hình ảnh thương hiệu, chiến lược marketing đến phương pháp bán hàng, phương tiện cung ứng sản phẩm, chăm sóc khách hàng trước & sau bán. Và một trong những điều quan trọng nhất là “Định vị thương hiệu & sản phẩm” của Startup trong thị trường mục tiêu. 

  • Việc định vị bước đầu gần như là việc hiểu rõ bản thân mình đang ở đâu, và mục tiêu của mình là vị trí nào? 
  • Xác định những phương thức nhắm trúng vào khách hàng mục tiêu bằng việc giải quyết những vấn đề cấp thiết của họ (Insight customer)Hoặc đơn giản là “nói cho họ biết vấn đề của họ”.

  • Hiểu rõ bản thân và đối thủ

  • Từ đó hoạch định chiến lược đưa thương hiệu và sản phẩm dần tiếp cận khách hàng, thâm nhập và xây dựng hình ảnh, tính cách thương hiệu trong lòng khách hàng.

Tuy nhiên, nhiều công ty startup dường như chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc “Định vị thương hiệu và sản phẩm” mà bỏ qua. Vì đó mà dễ mắc sai lầm và tốn nhiều chi phí quảng cáo hơn thay vì marketing & branding bài bản.

Khi doanh nghiệp bước qua giai đoạn giữ vững thương hiệu, nó là giai đoạn khó khăn hơn khi cần phải khiến khách hàng quay lại mua hàng lần 2. Trong Thời đại 4.0, việc giữ vững thương hiệu đã thay đổi nhiều so với các thời đại trước đó, nuôi dưỡng khách hàng qua những trải nghiệm (tối ưu trải nghiệm người dùng như cách Apple và Samsung đang làm). 

Hãy trả lời những câu hỏi sau để khái quát hoạch định thương hiệu trong lòng khách hàng:

  • Doanh nghiệp là ai trong lòng khách hàng?

  • Khách hàng sẽ chọn ai khi sản phẩm doanh nghiệp nằm cùng những sản phẩm khác.

  • Trải nghiệm sản phẩm có đúng như quảng cáo?

  • Khách hàng sẽ nói gì về doanh nghiệp? thay vì doanh nghiệp nói về chính mình.

 

KHÓA HỌC “KHỞI NGHIỆP - QUẢN LÝ KINH DOANH ONLINE 4.0”

Xây dựng chiến lược và quản lý thương hiệu

CED since 2001